Vừa cho con bú vừa xem tivi - Những tác hại ảnh hưởng đến trẻ mà các bà mẹ nên biết
Vừa cho con bú vừa xem tivi - Những tác hại ảnh hưởng đến trẻ mà các bà mẹ nên biết
Trong thời đại công nghệ hiện nay, thói quen của nhiều chị em phụ nữ là vừa cho con bú vừa xem tivi với mục đích giết thời gian. Tuy nhiên, việc đó nhìn chung sẽ không gây ảnh hưởng gì nhưng vô tình tác động đến sức khỏe, tâm lý, trí tuệ của trẻ. Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu những lý do và tác hại của hành động này nhé!
Xem nhanh
1. Hạn chế sự giao tiếp của mẹ và bé
2. Ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
3. Rối loạn giấc ngủ
4. Các vấn đề về tâm lý khi trưởng thành
5. Một số lưu ý nên cho bé sử dụng tivi như thế nào là phù hợp
Trẻ dưới 18 tháng tuổi: Cấm xem màn hình điện tử
Trẻ 2 - 5 tuổi: Mỗi ngày 1 tiếng
Trẻ 6 tuổi trở lên: Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử
1Hạn chế sự giao tiếp của mẹ và bé
Việc cho con bú là giai đoạn vàng trong việc tăng tình cảm của mẹ con. Tuy nhiên, khi cho con bú vừa xem tivi sẽ tạo cảm giác không thoải mái, khiến trẻ không cảm nhận được tình cảm từ người mẹ. Chính hành động giảm sự giao tiếp của trẻ và mẹ là một điều không tốt, sẽ gây ra những tác động lớn sau này đối với trẻ nhỏ.
Dần dần nếu việc này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến trẻ trở nên chán với bầu không khí xung quanh và hình thành sự xa cách nhất định giữa mẹ và con, trong tương lai có thể sẽ nảy sinh một số vấn đề về hành vi.
Phó giáo sư Yolanda Reid Chassaiakos, Đại học California, cho biết: “Việc người mẹ cho con bú sẽ là quãng thời gian quan trọng để làm tăng tình cảm mẹ con.” Do đó, khi cho con bú thay vì mải mê nhìn vào màn hình tivi, người mẹ được khuyên là hãy thường xuyên giao tiếp với con bằng mắt, mỉm cười và vỗ về con hay thậm chí trò chuyện. Điều này sẽ hình thành ở trẻ sự thoải mái dễ chịu và giúp bé cảm thấy an toàn, tăng sự khắng khít với mẹ hơn.
2Ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
Thói quen vừa cho con bú vừa xem tivi, điện thoại hoặc máy tính lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình chăm sóc trẻ sẽ ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ của trẻ bởi vì khi đó người mẹ không nhìn trẻ và không có tính tương tác với trẻ, từ đó sẽ dễ dàng làm mất đi sợi dây kết nối giữa mẹ và con.
Mọi hành động ngôn ngữ của mẹ sẽ kích thích thị giác lẫn thính giác của trẻ. Dù trẻ còn nhỏ chưa thể nhận thức được nhiều thứ xung quanh nhưng vẫn cảm nhận được cung bậc cảm xúc trên khuôn mặt của mẹ bởi lẽ hình ảnh đầu tiên trẻ nhìn thấy là người mẹ, âm thanh được tiếp nhận nhiều nhất cũng là từ mẹ.
Vì thế, nếu các bà mẹ tranh thủ xem phim khi con đang bú sữa hoặc vừa xem tivi vừa nói chuyện lớn tiếng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ sống của trẻ sau này, tâm lý của trẻ cũng không ổn định sau khi trưởng thành.
3Rối loạn giấc ngủ
Thông thường với trẻ nhỏ (nhất là trẻ sơ sinh) cha mẹ sẽ để trẻ “đoạn tuyệt” với các thể loại màn hình điện tử từ tivi, máy tính cho đến điện thoại. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc mẹ xem tivi trong lúc trẻ đang bú là không ảnh hưởng gì.
Tuy chưa nhận thức được hình ảnh, âm thanh từ tivi nhưng bé vẫn sẽ chú ý và bị tác động rất mạnh bởi những thứ đó. Từ đó, gây ảnh hưởng rất lớn và nếu việc này lặp lại thường xuyên trẻ sẽ dễ dàng rơi và tình trạng rối loạn giấc ngủ, gây ảnh hưởng tâm lý sức khỏe của trẻ. Đôi khi, đang bú nếu nghe thấy âm thanh quá to phát ra từ tivi cũng sẽ khiến trẻ bị giật mình.
Hơn thế nữa, trong giai đoạn sơ sinh, thị giác và thính giác của trẻ phát triển rất nhanh, nên khi cho trẻ tiếp xúc với tivi qua sớm sẽ dễ làm trẻ sợ hãi khiến não bộ kém phát triển.
4Các vấn đề về tâm lý khi trưởng thành
Các chuyên gia có lời khuyên “Lúc cho con bú môi trường nên cần sự yên tĩnh, mặt mẹ còn nhìn nhau và mỉm cười để tạo tình cảm yêu thương của mẹ cho trẻ cảm nhận”. Tuy nhiên, thói quen xấu khi cho trẻ bú vừa xem tivi sẽ ảnh hưởng đến thái độ sống của trẻ sau này cũng như hành vi của trẻ không ổn định khi trưởng thành.
Một nhóm nhà nghiên cứu của Đại học California đã cho biết việc mẹ vừa cho con bú vừa sử dụng điện thoại có thể đồng thời tăng nguy cơ khiến bé mắc phải một số các vấn đề về tâm lý khi trưởng thành bao gồm trầm cảm, tự kỷ,…
Thói quen xấu này sẽ khiến trẻ quen dần với sự im lặng hơn là vui đùa hay nói chuyện tương tác với mẹ, gia đình và nhiều người khác. Từ đó ảnh hưởng đến thế giới xung quanh cũng như tâm lý của trẻ.
5Một số lưu ý nên cho bé sử dụng tivi như thế nào là phù hợp
Trẻ dưới 18 tháng tuổi: Cấm xem màn hình điện tử
Người mẹ cần quản lý thời gian sử dụng thiết bị điện tử trong giai đoạn này, vì khi tiếp xúc giúp với những thiết bị điện tử trong giai đoạn này sẽ không tốt cho não bộ và quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Nếu trong thời gian cho con bú, người mẹ tập trung vào tivi hay màn hình điện tử khiến trẻ mất đi sự chú ý thì trong tương lai sẽ dễ dàng nảy sinh một số vấn đề về hành vi cũng như tâm lý.
Trong thời gian này tốt nhất nên tăng cường tiếp xúc thân thể cũng như giao tiếp với trẻ hoặc đọc sách cho trẻ nghe sẽ là điều tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sau này.
Trẻ 2 - 5 tuổi: Mỗi ngày 1 tiếng
Giai đoạn này chú trọng phát triển khả năng sáng tạo của trẻ mà không cần đến thiết bị điện tử, tivi,... Vì thế, thời gian tối đa để cho trẻ tiếp xúc với tivi là 1 giờ.
Đồng thời, nên xem những chương trình ít hoặc không có quảng cáo sẽ tốt hơn, giúp trẻ không bị kích thích quá độ. Bởi vì trẻ chưa có thể nhận biết được đâu là thực đâu là ảo nên cần hạn chế trẻ tiếp xúc với những chương trình quá kích động, lớn tiếng.
Bạn có thể cài đặt ứng dụng YouTube Kids trên tivi để vừa đảm bảo được nội dung xem của trẻ, vừa kiểm soát được thời gian trẻ dùng tivi.
Xem thêm:
- Cách sử dụng ứng dụng Youtube Kids trên Android tivi Sony
- Cách sử dụng ứng dụng Youtube Kids trên Smart tivi Samsung
- Cách sử dụng ứng dụng Youtube Kids trên Smart tivi LG
Trẻ 6 tuổi trở lên: Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử
Giai đoạn này nên cho trẻ tiếp xúc nhưng có hạn chế nhất định. Đối với trẻ trong giai đoạn tuổi này, cha mẹ nên thiết lập thời gian biểu rõ ràng.
Chẳng hạn như từ mấy giờ đến mấy giờ trẻ sẽ thực hiện các hoạt động như sinh hoạt tại trường, thời gian làm bài tập, tập thể dục, giao tiếp và thời gian ngủ từ khoảng 8 - 12 tiếng. Khoảng thời gian còn lại mới có thể để trẻ giải trí trên các thiết bị điện tử.
Đồng thời, cha mẹ cần hướng dẫn, nói chuyện với trẻ, giúp trẻ sáng tạo trong việc học tập và không phụ thuộc vào tivi hay các thiết bị điện tử.
Tuy nhiên, gia đình vẫn nên hạn chế thời gian chơi game, các trò chơi điện tử vì nếu trẻ nghiện game sẽ gây tác động đến việc học tập của trẻ cũng như các mối quan hệ trong gia đình và bạn bè.
Đồng thời, cha mẹ cũng không nên cho trẻ sử dụng mạng xã hội khi còn quá sớm, đặc biệt là trong giai đoạn thanh thiếu niên. Trẻ có thể vướng phải các cuộc hăm dọa trên hay những kẻ xấu trên mạng xã hội. Từ đó ảnh hưởng đến hành vi của trẻ đối với gia đình và xã hội.
Mẹ nên làm gì khi cho con bú?
- Nên nói chuyện với bé: Có thể bé chưa hiểu nhưng sẽ cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm từ mẹ.
- Tăng cường sự tiếp xúc da thịt với trẻ: giúp trẻ cảm nhận được hơi ấm và sự tồn tại của mẹ là điều hết sức quan trọng cho trẻ sơ sinh. Khi cho con bú, mẹ có thể xoa đầu, nắm đôi bàn tay nhỏ xinh hoặc vỗ về cơ thể bé.
- Liên tục giao tiếp bằng mắt: Hãy dùng ánh mắt giao tiếp với bé, như vậy bé sẽ an tâm và khăng khít hơn với mẹ.