Trang chủ Liên hệ

Top 8 trang phục truyền thống Trung Quốc đẹp qua từng thời kỳ

h20shop 28/12/2021

Top 8 trang phục truyền thống Trung Quốc đẹp qua từng thời kỳ

1. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG TRUNG QUỐC CÓ GÌ ĐẶC BIỆT ?

Cũng như Việt Nam có áo dài, Trung Quốc cũng có “Quốc phục” đại diện cho cả một dân tộc. Trang phục truyền thống Trung Quốc hiện đại – Sườn Xám và Trường Bào. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, trang phục Trung Quốc mang đậm dấu ấn văn hóa đặc trưng của các triều đại. Màu sắc, thiết kế của mỗi trang phục trong mỗi triều đại khác nhau tạo nên nét đẹp của 3000 năm lịch sử văn hóa độc đáo của người Trung Hoa. 


Trang phục truyền thống Trung Quốc mang đậm dấu ấn văn hóa đặc trưng của các triều đại

Trang phục truyền thống Trung Hoa có màu sắc đa dạng, đặc biệt là trang phục dành cho nữ nhân. Nếu như trang phục nữ có nhiều thiết kế phức tạp, màu sắc tươi tắn và rực rỡ thì trang phụ dành cho nam lại có phần đơn giản, màu sắc chuộng tông màu trầm lạnh. 

Vào thời cổ đại, trang phục Trung Quốc có sự phân chia đẳng cấp từ trên xuống dưới dựa vào màu sắc, chất liệu và hoa văn của trang phục. Chỉ có vua mới được mặc trang phục màu vàng, có họa tiết chim phượng, rồng mây. Màu sắc ở các cấp dưới hơn được chi phối bởi quy luật âm dương ngũ hành. 


 

2. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG TRUNG QUỐC NAM HIỆN ĐẠI 

Trường Bào, Mã Quái là là hai loại trang phục truyền thống của nam giới Trung Quốc. Hai loại trang phục này là được cải tiến từ trang phục của dân tộc Mãn Thanh, có thiết kế tương tự nhau với cổ tròn, ống tay hẹp. Trường bào ấn tượng với chi tiết xẻ tà một bên thì Mã Quái tạo điểm nhấn bằng chi tiết xẻ giữa, ống tay áo chữ U. 

Trang phục truyền thống Trung Quốc dành cho nam toát lên sự long trọng, nghiêm trang, tạo nên sự thoải mái cho người mặc. Ở thời hiện đại, trang phục nam là sự kết hợp hài hòa giữa trường bào và mã quái. Loại trang phục này chỉ có vạt áo dưới của Trường Bào còn phần trên là Mã Quái, chiếc áo có hàng nút to ở giữa nối liền hai phần tạo nên sự hoàn chỉnh cho toàn bộ trang phục. 


Trang phục truyền thống trung quốc cho nam thời hiện đại 


 

3. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ TRUNG QUỐC THỜI HIỆN ĐẠI 

Trang phục truyền thống Trung Quốc cho nữ là Sườn Xám hay còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Trường Sam hay Kỳ Bào. Kỳ Bào có ý nghĩa là chiếc áo khoác dài của người Mãn Thanh, là loại trang phục thường nhật của các thiếu nữ triều Thanh.

Sườn Xám cách tân thời hiện đại là trang phục truyền thống cho nữ để tôn lên vẻ đẹp đoan trang, tinh tế, nhã nhặn của người phụ nữ Trung Hoa. Nó vừa mang dấu ấn phương Đông, vừa mang nét đẹp cách tân của thời trang hiện đại với kiểu dáng bó sát, tay ngắn, phần váy xẻ tà đầy gợi cảm. 


Trang phục truyền thống Trung Quốc nữ hiện đại – Sườn xám có kiểu dáng đa dạng được cách tân tinh tế

Ngày nay, sườn xám ngày càng có nhiều kiểu dáng mới: áo váy rời nhau, cổ cao, ống tay loe rộng, vạt áo dài hay ngắn, váy xẻ cao hoặc thấp. Những chiếc áo dài ôm sát tôn lên đường cong tự nhiên của người đẹp phương Đông với thân hình uyển chuyển, vòng eo thon nhỏ, bờ vai mảnh mai. Các họa tiết ở trang phục như vòng xoáy liên hoàn, các đường viền tay, gấu, tà áo,… đã tạo nên cảm giác rất riêng, mang đậm bản sắc Trung Quốc. 

Những chiếc truyền thống cách tân như Sườn Xám tạo nên giá trị văn hóa nổi bật, dung hòa tương trợ giữa quan điểm mỹ học hiện hành Phương Tây, và lối thiết kế dân tộc truyền thống Trung Hoa. Nó mang ý nghĩa về sự hòa nhập nhưng không hòa tan, giá trị văn hóa độc đáo của người Trung Hoa vẫn được lưu giữ vẹn nguyên. 


 


4. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG TRUNG QUỐC QUA CÁC THỜI KỲ 

Qua hàng ngàn năm lịch sử với bao thăng trầm, 9 triều đại khách nhau, trang phục rung Quốc rất đa dạng, mang màu sắc độc đáo của triều đại, chứng minh dấu ấn thời đại trị vì. 

4.1 Trang phục triều đại nhà Tần trở về trước

Trang phục thời nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu và thời đại nhà Tần có nhiều nét tương đồng. Với quan niệm “trời” có màu đen, trang phục của nhà Tần và Tam quốc lấy màu đen làm chủ đạo. Trang phục của 4 triều đại trên được cấu tạo thành 2 phần bao gồm: áo trên đại diện cho trời có màu đen, phần quần dưới mang sắc vàng tượng trưng cho đất. 

Ngoài ra, đến thời nhà Tần, màu đỏ được sử dụng nhiều hơn trong trang phục. Sự kết hợp giữa sắc đỏ và đen làm chủ đạo tạo nên cảm giác cao quý, quyền lực. Ở trang phục của nữ thì màu sắc có phần nhẹ nhàng hơn với sự kết hợp màu trắng hoặc vàng ở những chi tiết trang trí của trang phục. 

Trang phục trung truyền thống Trung Quốc thời nhà Tần

4.2 Trang phục triều đại nhà Hán 

So với thời nhà Tần, trang phục cũng không có nhiều thay đổi về cấu tạo. Từng lớp áo, cánh tay áo rộng, chi tiết thắt lưng vẫn được giữ nguyên nhưng màu sắc tươi tắn hơn rất nhiều, đặc biệt là trang phục của nữ giới. Trong triều đại này, trang phục gồm quần và váy được lại váy nhau thành kiểu dáng quần áo 1 mảnh, được thắt bằng những sợi dây mảnh chứ không dùng cúc áo. Việc sử dụng các sợi dây mảnh để thắt trang phục có thể điều chỉnh kích cỡ cho phù hợp với cơ thể của từng người, tạo cảm giác thoải mái nhất. 

Trang phục Trung Quốc thời nhà Hán nhấn mạnh sự nhẹ nhàng thục nữ của phái yếu


 

4.3 Trang phục triều đại nhà Đường 

là triều đại hưng thịnh nhất các triều đại phong kiến Trung Quốc, trang phục thời này có bước ngoặt khá lớn về kiểu cách. Nếu triều đại trước trang phục tôn lên sự đoan trang, kín đáo với những cánh áo kín cổ thì tới thời đường lại ấn tượng với thiết kế “hở da thịt”. Từng kiểu dáng áo cho từng tầng lớp đều khéo léo khoe nhẹ làn da trắng nõn phần cổ và hay xương quai xanh quyến rũ của người phụ nữ. 

 Y phục cổ trang Trung Quốc nữ thời Đường phổ biến hơn hết là trang phục có áo khoác ngắn, tay áo nhỏ với chân váy hẹp, có dây đai thắt ngang lưng, kết hợp với dải lụa dài khoảng 2m vắt qua vai luồn vào 2 cánh tay tạo cảm giác mềm mại. 

Bên cạnh đó, việc kết hợp các màu sắc cũng thoải mái hơn nhiều. Thoát khỏi tone màu đen, trắng, đỏ ở các triều đại trước đó, nhà Đường có nhiều trang phục tươi sáng, rực rỡ. Riêng với nhà vua và hoàng hậu lấy màu vàng kim làm chủ đạo và được may từ những chất vải quý. 


Trang phục Trung Quốc thời nhà Đường ấn tượng với thiết kế táo bạo khoe nhẹ phần cổ và xương quai xanh

4.5 Trang phục triều đại nhà Tống 

Trang phục nhà Tống được đánh giá có thiết kế đơn giản nhưng mang nét đẹp sang trọng. Trang phục phụ nữ có phần trên là áo ngắn, ống tay hẹp, thường khoác bên ngoài áo khoác dài có hai vạt đối xứng, còn phía bên dưới mặc váy dài. Trang phục truyền thống của Trung Quốc vào thời nhà Tống thường có màu sắc trung tính và thiết kế được đánh giá là trang nhã hơn nhà Đường.


Kiểu dáng trang phục của nữ thời nhà Tống 

4.6 Trang phục triều đại nhà Nguyên

Triều nguyên là triều đại thống trị của người Mông Cổ, chính vì thế trang phục cổ đại thời này mang đậm nét văn hóa độc đáo của dân tộc này. Thời này nam giới chủ yếu mặc một loại trường bào tương đối ngắn và bó, phần eo có nhiều nếp gấp, thuận lợi cho việc cưỡi ngựa.

Trang phục của phụ nữ đặc trưng với áo choàng dài và rộng. Ở tầng lớp quý tộc, áo choàng thường được làm từ vải lục, bên trên có thêu kim tuyến màu đỏ hoặc làm từ vàng kim, lụa, lông hoặc len dệt. Phụ nữ thuộc tầng lớp thường dân chỉ được khoác áo choàng màu đen đơn giản. 


 

4.7 Trang phục triều đại nhà Minh 

Thời nhà Minh, phụ nữ Trung Quốc mặc trang phục có áo ngắn và váy dài, phần eo có thắt dây lụa, váy xòe rộng và có nhiều kiểu dáng như váy xếp ly, váy đuôi phượng. Dân thường thời Minh chỉ được mặc trang phục có màu nhạt như màu hồng nhạt, hồng đào hay màu tím biếc. Riêng tầng lớp thượng lưu thường mặc áo choàng dài với tay áo rộng màu đỏ. 

4.8 Trang phục triều đại nhà Thanh 

Nhà Thanh là triều đại phong kiến có sự thay đổi lớn về trang phục với phong cách “kín cổng cao tường”. Trang phục của cả nam và nữ thời này đều có cổ áo cao và kín, tay áo không còn quá rộng, nút cài áo được đặt ở phía ngực phải. Màu chủ đạo của triều đại này là các màu tươi sáng, riêng vua là màu đen hoặc vàng kim, kiểu tóc của triều đại cũng rất khác lạ, nữ thì đội mũ bát kỳ, nam thì cạo trọc nửa đầu, nửa đuôi sau thắt bím dài. 


Trang phục thời nhà thanh với kiểu dáng "kín cổng cao tường" mang vẻ đẹp nhã nhặn 

Bài viết liên quan