Vì những sai lầm sau, các nhân vật phản diện trong nhiều bộ anime đã bị “giữ lại” trong vòng xoáy thất bại không hồi kết. 

Đa phần các nhân vật phản diện trong anime đều kết thúc trong thất bại cay đắng. Chúng có thể rất nguy hiểm trong những ngày đầu tiên. Nhưng sau cùng, main luôn là người đẩy chúng về phe thiện hoặc về địa ngục. Vậy thì tại sao mọi chuyện lại thành ra như thế?

Nhưng trước khi tôi nói, khẩn thiết mong các bạn đừng đem “sức mạnh tình bạn” vô phần bình luận. Hay là “hào quang nhân vật chính” thì cũng thế. Những lý do kiểu đó thực sự không phù hợp ở đây. Đây là chỗ để Game4V có thể nghiêm túc bàn về những lý do hợp lý nhằm giải thích cho chuyện này.

Suốt ngày độc thoại thì đánh đấm gì nữa?

Vì độc thoại quá dài dòng, Dabi đã để cả Hawks lẫn Tokyoyami trốn thoát (My Hero Academia chap 271)

Nhân vật phản diện trong anime nhiều đứa độc thoại luôn mồm chẳng khác cái máy, để rồi cuối cùng toàn chuốc thất bại về. Các bạn có thể nghĩ rằng đây là cách để phản diện bộc lộ bản thân cho người xem. Nhưng trên chiến trường, 1 giây là thừa đủ để xoay chuyển thiên cơ. Điều này càng đúng hơn với những đối tượng được buff plot armor như nhân vật chính. Hoặc là đồng đội của họ.

Kẻ thường mắc sai lầm này là Dabi ở My Hero Academia. Hắn ta cứ mở mồm ra là độc thoại một mớ tràng giang đại hải. Đây là chiến thuật riêng của hắn hòng câu giờ nhằm “dập nguội” bản thân. Tiếc là cái chiến thuật này cũng “tự bóp” hắn không ít phen. Ví dụ như lúc Dabi để các anh hùng bỏ trốn thành công trong Paranormal Liberation arc chẳng hạn.

Chúng không chịu dứt điểm nhanh những kẻ cản trở vì một số lý do

Muzan muốn khử sạch gia phả nhà Yoriichi, vậy tại sao hắn vẫn để hai anh em nhà Tanjiro (hậu duệ của Yoriichi) còn sống?

Bọn kẻ ác thực sự có rất nhiều cơ hội để diệt main tận gốc nhằm trừ hậu hoạ. Nhưng đa phần chúng đều không làm như vậy. Đây chính là lý do khiến đa phần các nhân vật phản diện đều thất bại ở cuối anime. Và lý do đằng sau chuyện này thì có rất nhiều. Mỗi tên một khác. Đối với Hisoka từ Hunter x Hunter, hắn giữ nhân vật chính sống vì muốn “chơi đùa” với họ về sau. Himiko Toga trong My Hero Academia thì ám ảnh với Deku nên cũng “câu” được cho phe anh hùng kha khá thời gian. Còn trường hợp Muzan của Kimetsu no Yaiba thì có lẽ là… plot hole. Chẳng hiểu sao hắn muốn triệt tận gốc gia phả Yoriichi mà không đích thân giết hại cả em gái lẫn Tanjiro.

Bọn chúng thường cực kỳ tàn ác với nhân dân

Từ ngày Eren kích hoạt Rung chấn, cái chết của cậu đã được định đoạt từ trước

Đã là kẻ ác thì ắt chúng phải gây ra những tội ác để đời nếu muốn được “lưu danh sử sách”. Làm mấy chuyện quá tầm thường thì chẳng ai thèm để ý. Chính vì thế, các tác giả thường cho các nhân vật này gây nên những tội ác chống lại loài người. Đây cũng là lý do dẫn đến thất bại cho tuyến nhân vật phản diện trong anime về sau.

Vì những hành động này thực sự khiến rất nhiều người hướng lòng căm thù cho chúng. Rồi sẽ có rất nhiều người đứng lên chống lại chúng. Đánh bại 1 người tất nhiên chưa giải quyết được gì. Khi anh hùng ngã xuống, sẽ có người khác nối tiếp “sự nghiệp” của họ. Và mọi sự kiện sẽ diễn ra theo một vòng xoáy không hồi kết. Nó thường sẽ chấm dứt khi kẻ phản diện phải gục ngã. Còn về phía chính nghĩa, họ sẽ luôn đứng dậy vì được số đông dân chúng ủng hộ. Nhưng điều này có lẽ sẽ không áp dụng cho những kẻ ác tập trung thao túng chính trị và tâm lý con người. Vì suy cho cùng, cái ác mà được số đông ủng hộ thì nó cũng sẽ thành chính nghĩa.