Mẹo chi tiêu sinh lời của gia đình trẻ
Nhận tin nhắn hoàn tiền cùng e-voucher mua sắm từ thẻ tín dụng đang dùng, chị Mai Thương thích thú chia sẻ với đồng nghiệp lợi ích khi hai vợ chồng cùng mở thẻ.
Buổi sáng đầu tuần, vừa tới chỗ làm việc, chị Mai Thương (Cầu Giấy, Hà Nội) đã nhận tin nhắn từ ngân hàng, là thông báo hoàn tiền gần một triệu đồng và tặng e-voucher một triệu đồng mua đồ chơi ở một hệ thống lớn.
"Chồng em rất quan tâm khoản học hành của con nên nghe thẻ này tích điểm nhiều cho giáo dục là nghiên cứu ngay. Thấy vợ chồng cùng mở thì ưu đãi nhân đôi mà phí thường niên lại được hoàn nên anh ấy rủ em mở chung. Lần đầu tiên mở thẻ tín dụng đã lãi thế này, chị cũng rủ chồng mở đi", chị Thương nói với đồng nghiệp.
Trước kia, chị Mai Thương chưa từng nghĩ sẽ dùng thẻ tín dụng nhưng từ khi nghe mọi người kể được nhiều ưu đãi lại tiện lợi khi thanh toán, chị mới quan tâm. Sau khi cùng tìm hiểu, vợ chồng chị quyết định mở thẻ tín dụng Family Link của VIB cách đây không lâu. Đây là dòng thẻ chuyên dùng cho các chi tiêu gia đình, đặc biệt là để đóng học phí, thanh toán chi phí giải trí cho con, ăn uống cuối tuần, y tế và chi tiêu vào các ngày kỷ niệm của cả nhà.
Nhu cầu chi tiêu gia đình trong đại dịch
Khảo sát mới công bố hồi tháng 9 của Backbase ghi nhận, 67% người Việt được hỏi, cho biết, cảm thấy căng thẳng về tình trạng tài chính. 32% trong số đó thừa nhận gặp thách thức với các chi tiêu hàng ngày.
Theo kết quả sơ bộ khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, người dân chi đến 93% chi tiêu hộ gia đình cho các sản phẩm thiết yếu. Đại dịch khiến người dân buộc phải cân đối thu chi, cắt giảm chi tiêu không quan trọng, tập trung vào các nhu cầu cơ bản, đầu tư giáo dục cho con cái và đặc biệt là chú trọng đến khoản chi cho y tế nhằm đảm bảo sức khỏe cá nhân và gia đình.
Theo đó, để cân đối tài chính gia đình, người đảm nhiệm vai trò nắm giữ chi tiêu chính phải lên kế hoạch hợp lý, phân chia các khoản chi cho phù hợp với thu nhập. Nếu thu nhập cao nhưng chi tiêu không có kế hoạch, không lường trước những khoản chi phát sinh bất ngờ, vẫn dễ rơi vào cảnh thiếu hụt, không đạt được mục tiêu tiết kiệm cho tương lai. Bên cạnh đó, việc nắm được các khoản thu, khoản chi cũng cần thiết.
Có hai con nhỏ đang độ tuổi ăn học, một bé lớp 3, một bé lớp 7, vợ chồng anh Đức Thiện (Liên Chiểu, Đà Nẵng) cho biết, các khoản chi cho con chiếm phần lớn chi tiêu gia đình. Từ khi dịch bùng phát, anh chị càng cân nhắc và thận trọng hơn trong chi tiêu, hạn chế những mua sắm chưa cần thiết mà tập trung vào giáo dục cho các con, chăm sóc sức khoẻ cả gia đình.
Giải pháp chi tiêu mới
Đại dịch đang thay đổi đáng kể cuộc sống cũng như cách thức chi tiêu của người dân. Bài toán tài chính trở thành thách thức không nhỏ với những gia đình trẻ.
Sau nhiều lần thỏa tay đặt đồ trực tuyến, chị Mai Lê (quận 9, TP HCM) không ít lần rỗng ví dù mới lĩnh lương. Để điều chỉnh thói quen "vung tay quá trán", anh Hà- chồng chị sau khi tham khảo từ người thân, bạn bè đến đồng nghiệp, quyết định mở cho chị một chiếc thẻ tín dụng.
"Nghe thì có vẻ lạ vì thẻ tín dụng là chi tiêu trước trả tiền sau nên người cầm thẻ thường sẽ có tâm lý cứ mua đi đã. Nhưng nhiều người bạn của chúng tôi đã điều chỉnh chi tiêu hợp lý hơn khi xem lại và tổng hợp các chi tiêu thẻ hàng tháng theo từng khoản mục lớn như thanh toán hóa đơn, học phí, sức khỏe, mua sắm thiết yếu, và cho các dịp ăn uống vui chơi", anh Hà chia sẻ.
Nhờ tính năng gửi sao kê các giao dịch phát sinh mỗi tháng, vợ chồng anh chị có thể theo dõi cụ thể các khoản chi, từ đó, cân đối lại cho phù hợp nếu cần thiết. Không chỉ kiểm soát chi tiêu, chị Lê còn thích thú với tính năng hoàn tiền, tích điểm, đổi điểm, tích lũy của thẻ tín dụng Family Link đang dùng.
Cách đây vài hôm vào sinh nhật con gái, ngân hàng tặng 100.000 điểm thưởng vào thẻ. Cuối tuần qua, khi lệnh giãn cách được nới lỏng, cả gia đình đi nhà sách để mua dụng cụ học tập và đến cửa hàng mua thêm quần áo cho con. Chị bất ngờ khi thanh toán được giảm tới cả trăm nghìn đồng. Anh chị còn được giảm 500.000 đồng lúc mua máy tính bảng cho con.
"Chi tiền được tích điểm. Điểm tích lũy lại rất cao, có thể tự động đổi thành tiền và chuyển vào sổ tiết kiệm. Quyền lợi này khiến những người dùng như tôi thấy các giao dịch chi tiêu trong gia đình giá trị và có ý nghĩa hơn", chị Lê cho biết.
Không chỉ là lựa chọn của vợ chồng chị Lê anh Hà, thẻ tín dụng ngày càng được nhiều gia đình trẻ xem là giải pháp tài chính vì các ưu điểm như thanh toán trước trả sau, nhiều chương trình ưu đãi cho người dùng lại đảm bảo giao dịch an toàn trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp.
Tùy theo mục tiêu chi tiêu, người dùng nên lựa chọn các tính năng thẻ phù hợp, khai thác và tận dụng tối đa tiềm năng của thẻ tín dụng. Trước tiên là tìm hiểu các điều khoản, chương trình ưu đãi, chi phí sử dụng thẻ. Chủ thẻ cũng cần theo dõi kỹ báo cáo tín dụng hàng tháng và kiểm tra hóa đơn thanh toán gia đình thường xuyên, cân đối những khoản chi bất hợp lý và thanh toán đúng hạn.