Trang chủ Liên hệ

Làm Gì Khi Bị Chuột Rút: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa

h20shop 01/12/2021

Làm Gì Khi Bị Chuột Rút: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa

Chuột rút (hay vọp bẻ) là những cơ co, đau thắt các cơ đột ngột và kéo dài từ vài giây đến vài phút. Chuột rút thường xảy ra ở chân và phổ biến thường ở mọi lứa tuổi. Nó thường gây những cơn đau thắt cho người bệnh. Vậy chúng ta cần làm gì khi bị chuột rút ?

 

Chúng ta cần làm gì khi bị chuột rút thường xuyên xảy ra?

 

I. Làm gì khi bị chuột rút

Chuột rút không phải là một căn bệnh nghiêm trọng nhưng nó sẽ gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi, đang lái xe hay ở gần bếp lửa.

Bệnh thường xảy ra lúc ngủ vào ban đêm, khi vận động cơ bắp liên tục trong thời gian dài, nhiều nhất là lúc cơ thể mệt mỏi, đói và thiếu nước.

Người bị chuột rút bất ngờ thường rất đau và không cử động cơ được. Vậy nên làm gì khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng.

Xoa bóp

Muốn giảm đau nhanh nếu đang vận động chúng ta cần phải ngừng vận động, thả lỏng cơ để thư giãn, nhẹ nhàng xoa bóp vùng cơ bị chuột rút. Nếu có dầu nóng bạn nên thoa dầu nóng và kết hợp xoa bóp để làm ấm vùng cơ bị co rút. Khi xoa bóp chúng ta có thể dùng tay, con lăn massage hay bóng dùng chơi tennis. Cùng lúc ấn vào huyệt Thừa sơn ở sau bụng cả hai bắp chân cũng làm giảm tình trạng co rút.

Xoa bóp sẽ giảm đau do chuột rút gây ra

Làm ấm cơ

Làm ấm cũng là một cách hiệu quả để giảm đau và loại bỏ sự căng cơ, nhiệt giúp cải thiện sự lưu thông máu. Bạn có thể thoa dầu nóng, dùng miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng áp vào chỗ bị căng cơ, tắm nước nóng cũng là một lựa chọn hiệu quả giúp cơ bắp thư giãn và giảm chuột rút.

Uốn cong ngón chân

Cách làm này sẽ gây đau ở lúc đầu, nhưng sẽ giảm nhanh tình trạng bị chuột rút. Thực hiện bằng cách kéo căng hết mức bàn chân hoặc các ngón chân.

Đi chân trần

Đi chân trần trên sàn nhà cũng là một cách giảm đau khi bị chuột rút. Điều bạn cần làm là tì các ngón chân lên sàn nhà và kéo căng chúng ra. Điều này sẽ giúp tăng tốc độ lưu thông máu.

Kéo căng cơ

Đứng thẳng, uốn cong chân ở đầu gối và kéo ngược chân về hướng bụng, giữ gót chân hoặc mắt cá chân. Cân bằng bằng cách dựa vào tường hoặc ngồi ghế. 

Trường hợp bị chuột rút cơ bắp chân, hãy đứng và đưa chân bị chuột rút trước cong đầu gối và ấn toàn bộ sức nặng của cơ thể lên chân bị chuột rút giữ yên trong vòng 20-30 giây. 

Nếu bị chuột rút chân hay bắp đùi bạn cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay ấn mạnh đầu gối xuống tay còn lại nâng cao gót chân.

Chích lể cơ bắp

Cách làm này thường áp dụng cho các vận động viên bằng cách chỉ dùng một cây kim để chích vào chỗ bị chuột rút nhưng nếu không cẩn thận sẽ dễ bị nhiễm trùng.

Hít thở điều độ

Khi bị chuột rút cơ liên sườn bạn cần hít thở để thư giãn cơ hoành và kết hợp nhẹ nhàng xoa bóp cơ bắp xung quanh lồng ngực.

Sử dụng các loại thuốc điều trị chuột rút

Vitamin E, thuốc giãn cơ,...có thể điều trị tình trạng chuột rút. Bạn cũng có thể uống cà phê pha ngọt, nước cam, chanh, trà đường nóng,... khi bị co rút cơ.

Nếu bị chuột rút kéo dài, nên dùng các loại thuốc hỗ trợ điều trị

II. Nguyên nhân chuột rút

1. Nguyên nhân bị chuột rút, bị chuột rút thiếu chất gì?

Vận động, luyện tập thể thao quá sức cũng là nguyên nhân dẫn đến chuột rút

2. Biểu hiện của người chuột rút

Khi sờ vào chỗ bị chuột rút sẽ thấy cơ bị co cứng, chân hoặc tay sẽ bị đau và không cử động được từ vài giây đến vài phút có thể kèm theo triệu chứng ê đau 1 hoặc vài ngày. Đa phần các trường hợp bị chuột rút lành tính và có triệu chứng đơn độc. Nhưng nếu bệnh nhân bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như: thèm ăn ngọt, ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, tăng cân, mệt mỏi, da xanh xao, bị đau chân khi đi bộ trên quãng đường ngắn,.... Thì nên đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh, đề phòng có thể mắc một sơ bệnh như nghẽn động mạch chân hay biến chứng của đái tháo đường.

3. Đối tượng thường xuyên bị chuột rút

Vận động viên thể thao, người leo núi, leo cầu thang nhiều tầng và phụ nữ mang thai, những người lao động, tập luyện ở cường độ cao, cơ thể bị mất nước, mất mất muốn,... đều dễ chuột rút.

Chuột rút cũng thường gặp ở những người lớn tuổi, những bệnh nhân mắc các bệnh như: tiểu đường, đường huyết thấp, Parkinson, thiếu máu, bệnh tuyến giáp, rối loạn tuần hoàn, giãn tĩnh mạch, bệnh thận đang lọc máu,...

Hiện tượng chuột rút thường hay mắc phải ở người lớn tuổi

Những người thường sử dụng các loại thuốc như prednisone, statin, thuốc lợi tiểu làm giảm kali, magie,... để chữa bệnh điều dễ bị chuột rút.

4. Chuột rút khi ngủ vào ban đêm

Bị chuột rút vào ban đêm là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Nguyên nhân do các cơ vùng mặt sau cẳng chân tăng hoạt động, do hạ kali hay do ứ động hệ tuần hoàn tĩnh mạch. 

Ở những người hoạt động nhiều vào ban ngày, acid lactic còn lắng đọng trong các bắp thịt sẽ dẫn đến sự rối loạn dẫn truyền tín hiệu giữa dây thần kinh và cơ bắp gây ra tình trạng co rút cơ.

Bị chuột rút lúc ngủ có thể do nằm bất động quá lâu, cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc nhưng tình trạng này hiếm gặp hơn.

III. Mẹo chữa chuột rút

1. Bị chuột rút uống thuốc gì?

Sử dụng các loại thuốc như vitamin E, thuốc giãn cơ,...có thể làm giảm tình trạng bị chuột rút.

Nên dùng các loại vitamin E, thuốc giãn cơ hỗ trợ chuột rút

2. Cách phòng tránh bị chuột rút

Uống nhiều nước là một trong những cách phòng ngừa chuột rút hiệu quả

Ăn nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin để phòng ngừa chuột rút

IV. Vì sao bà bầu bị chuột rút

1. Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì ?

Từ tháng thứ 6 của thai kỳ, do thiếu các chất như phospho, calcium, magnesium và do sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép các cơ chân hoặc do chân phải chịu sức nặng của cơ thể nên thai phụ hay bị chuột rút.

Trong thời kỳ mang thai, hoóc môn của phụ nữ sẽ thay đổi nhiều, cần nhiều canxi để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể đến tránh việc hạ canxi trong máu và chuột rút.

Ốm nghén khiến mẹ nôn ói, hấp thụ dinh dưỡng kém, nếu tình trạng này kéo dài dẫn đến mẹ bầu thiếu chất, thiếu vitamin gây rối loạn điện giải, căng cơ nên bị chuột rút.

2. Cách chữa chuột rút ở bà bầu

Xoa bóp chân là một trong những cách chữa chuột rút ở bà bầu

Chuột rút không phải là căn bệnh nguy hiểm chỉ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý sẽ hạn chế được tình trạng bị chuột rút. Nhưng nếu tình trạng chuột rút xảy ra thường xuyên và kéo dài liên tục, bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và có biện pháp chữa trị phù hợp.

Bài viết liên quan