Kinh doanh "hàng xách tay" bị phạt nặng theo quy định mới: Đừng tưởng cứ "xách" về là bán được, vài thỏi son hay chiếc mặt nạ miễn thuế có thể khiến chị em phạm luật!
"hàng xách tay" bị phạt nặng theo quy định mới
Làm giàu từ kinh doanh hàng xách tay đang là xu hướng lựa chọn vì đem lại lợi nhuận “khủng” cho các chủ shop. Tuy nhiên tại Việt Nam, hình thức kinh doanh này được coi là vi phạm pháp luật, tại sao lại như vậy?
Luật sư trả lời thắc mắc liên quan đến buôn bán hàng nhập ngoại
Hiện nay, kinh doanh hàng xách tay trở nên rất phổ biến, thậm chí được ưa chuộng trên thị trường. Người tiêu dùng trong nước hiện nay rất ưa chuộng hàng xách tay bởi theo quảng cáo của những người bán hàng thì do “xách về” nên những hàng hóa này có giá thành rẻ hơn vì không phải chịu thuế, nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo.
Tuy nhiên, cùng với nhu cầu đó, tình trạng buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hay hàng cấm diễn ra tràn lan dẫn đến người tiêu dùng bị lừa, mua phải hàng lậu được gắn mác "hàng xách tay".
Để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và hạn chế tình trạng nhập lậu hàng hóa, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm.
Tuy nhiên, hiện nay, đa số người tiêu dùng vẫn chưa hiểu hết về quy định bán "hàng xách tay" như thế để không bị xử phạt.
Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Trịnh Nguyễn đã có những giải đáp về những thắc mắc về Nghị định 98/2020:
Xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu đã có từ lâu
Nghị định 98/2020/NĐ-CP là nghị định thay thế Nghị định 185/2013/NĐ-CP.
Do đó những quy định về xử phạt đối với các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu đã có từ trước, không phải là quy định mới hoàn toàn.
Tuy nhiên mức phạt đối với những hành vi này trong Nghị định 98/2020/NĐ-CP đã được nâng lên theo hướng tăng nặng, từ mức phạt thấp nhất trong Nghị định 185/2013/NĐ-CP là 200.000 đồng lên 500.000 đồng trong Nghị định 98/2020/NĐ-C, mức cao nhất lên tới 100 triệu đồng. Ngoài ra hàng hóa (trong trường hợp xác định là vi phạm thì được coi là tang vật) cũng sẽ bị tịch thu.
Như thế nào bị coi là hàng hóa nhập lậu?
Quy định về hàng nhập lậu theo Nghị định 98/2020/NĐ-CPTheo định nghĩa tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98 năm 2020 do Chính phủ ban hành, hàng hóa nhập lậu gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Nếu theo đúng như quảng cáo của những người bán hàng, hàng hóa do họ xách tay về nên hàng hóa không phải nộp thuế, không làm thủ tục hải quan… thì những hàng hóa này chính là hàng hóa nhập lậu theo Nghị định 98.
Tuy nhiên, không phải tất cả hàng xách tay đều là hàng hóa nhập lậu. Hàng xách tay không phải hàng nhập lậu khi đảm bảo các điều kiện như:
- Có hóa đơn chứng từ kèm theo rõ ràng.
- Không nằm trong danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
- Hàng hóa có dán tem nhập khẩu và đóng thuế đầy đủ theo quy định pháp luật...
Như vậy, nếu bạn có ý định kinh doanh các loại mặt hàng xách tay tại cửa hàng thì có thể sẽ bị phạt nếu phía cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xử phạt do không đưa ra được chứng từ nhập khẩu hợp lệ.
Buôn bán thế nào để không bị xử phạt
Phân biệt rõ thế nào là hành vi thương mại, thế nào là hành vi tiêu dùng
- Đối với hành vi bán hàng xách tay: Hành vi bán hàng xách tay là hành vi thương mại, không phải hành vi tiêu dùng. Nếu hàng hóa xách tay được đưa vào lưu thông trên thị trường mà không thực hiện thủ tục hải quan, không có hóa đơn chứng từ thì đều bị xem là hàng nhập lậu.
Như vậy, ví dụ bạn nhờ một người họ hàng từ nước ngoài mua giúp 50 chiếc mặt nạ mỹ phẩm từ Hàn Quốc nhưng chỉ dùng 5 chiếc, 45 chiếc còn lại đem bán thì cũng là hành vi vi phạm pháp luật do buôn bán hàng xách tay không có hóa đơn hợp pháp.
Buôn bán hàng miễn thuế (Duty-free) cũng vi phạm pháp luật
- Đối với hành vi bán hàng Duty free (hàng miễn thuế): Những mặt hàng này (mua từ nước ngoài mang về Việt Nam) có cùng bản chất là sản phẩm sử dụng cho mục đích tiêu dùng, cho nên chỉ sử dụng để tiêu dùng chứ không dùng cho mục đích lưu không kinh doanh thương mại.
Sản phẩm đưa vào kinh doanh thương mại cần được thực hiện thủ tục nhập khẩu (thực hiện thủ tục hải quan và kê khai đóng thuế …) theo đúng quy định của pháp luật.
Do vậy, nếu bạn mua 2 cây thuốc lá trong tiệm Duty free tại sân bay mang về nhưng không hút mà đem bán thì cũng là hành vi buôn bán hàng xách tay không hóa đơn hợp pháp và có thể bị phạt theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Hi vọng, những giải đáp của luật sư Trung Nguyễn sẽ giúp chị em có kiến thức cần